InNhanhGiaRe.com

Dấu hiệu hỏng dây đai truyền động trên xe tay ga

Xe tay ga khi hoạt động bị ì, có tiếng lạch cạch phát ra từ hệ thống truyền động, giật, trượt đai và gây tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn là những dấu hiệu cho thấy dây đai cần kiểm tra, thay thế. Giống như trên xe số, dây đai truyền động thay thế cho xích tải và đây cũng là bộ phận nhanh xuống cấp nhất do phải chịu  và chuyển lực truyền động như xích trên xe số. Bộ phận

Xe tay ga khi hoạt động bị ì, có tiếng lạch cạch phát ra từ hệ thống truyền động, giật, trượt đai và gây tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn là những dấu hiệu cho thấy dây đai cần kiểm tra, thay thế.

Giống như trên xe số, dây đai truyền động thay thế cho xích tải và đây cũng là bộ phận nhanh xuống cấp nhất do phải chịu  và chuyển lực truyền động như xích trên xe số. Bộ phận này cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sự vận hành của xe tay ga.

Độ bền của dây đai phụ thuộc vào quãng đường hoạt động, thời gian sử dụng xe và quá trình sử dụng, chăm sóc xe của chủ xe. Lực truyền động từ động cơ đến bánh xe chủ động thông qua  lực ma sát của dây đai nên điều kiện làm việc của bề mặt dây đai rất khắc nghiệt.

Khi xe hoạt động lâu ngày sẽ sinh bụi trong hộp đai, là yếu tố làm đai nhanh mòn. Bề mặt bị mòn làm kích thước giữa các bề mặt tiếp xúc nhỏ đi, gây giảm hiệu quả truyền lực. Đồng thời nhiệt năng sinh ra do ma sát trong quá trình hoạt động sẽ làm chai cứng dần bề mặt dây đai, thậm chí có khả năng làm nứt dây.

Khi xe có tiếng kêu lạ có thể là do dây đai bị trùng va đập vào thành hộp bảo vệ.

Thông thường, kiểm tra tình trạng của bộ phận này chủ yếu bằng trực quan. Các dây đai sau một thời gian hoạt động, khi bẻ ngược phần răng phía trong thường thấy có các khe nứt nhỏ. Trong trường hợp này có thể chưa cần thiết thay thế bởi nó chưa ảnh hưởng lớn đến hiệu quả làm việc.

Nhưng nếu bề mặt tiếp xúc cả hai mặt dây đai có dấu hiệu nứt, thì đến lúc cần thay thế để đảm bảo hiệu quả truyền động và an toàn cho người lái xe. Cũng cần thay mới dù chỉ có phần lưng dây đai bị nứt, vì khả năng chịu lực tải hay lực kéo giảm hẳn và có thể bị đứt.

Trên thị trường hiện có rất nhiều hãng sản xuất dây đai truyền động, nhiều loại làm giả, làm nhái các thương hiệu có uy tín vì vậy người sử dụng cần lưu ý khi lựa chọn sản phẩm. Hàng giả thường các chữ in trên mặt lưng dây đai rất mờ, chữ nhòe và thậm chí có thể tẩy đi dễ dàng.

Theo khuyến cáo của các hãng sản xuất thì nên thường xuyên kiểm tra đai truyền động sau khoảng 8.000 km và thay thế sau khoảng 20.000 km. Người sử dụng nên thường xuyên kiểm tra sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ để duy trì tình trạng hoạt động tốt của xe.

>> Xem thêm: Mua xe máy cũ trả góp tại TP.HCM

Những điều nên tránh khi rửa xe

Rửa xe, vốn đã là một việc khá quen thuộc với hấu hết những người sử dụng phương tiện đi lại, đặc biệt là xe gắn máy. Rửa xe không chỉ tăng tính thẩm mỹ, xe mới hơn mà công việc này còn giúp xe có tuổi thọ lâu hơn. Tuy nhiên để có thể rửa xe đúng cách không làm ảnh hưởng đến khả năng vận hành của xe lại là một vấn đề khác, bài viết này sẽ giúp các bạn có thể tự rửa xe cho mình mà không sợ làm ảnh hưởng đến khả năng vận hành cũng như tuổi thọ của xe.

Không phải lúc nào cũng có thời gian để mang ra tiệm rửa xe và cũng không phải lúc nào rửa xe tại tiệm bạn cũng gặp được một thợ chuyên nghiệp để có thể yên tâm giao xe. Nhất là vào mùa mưa, đa số các tiệm rửa xe sẽ chật cứng khi tầm chiều tối và việc này sẽ khiến bạn cực kỳ mất thời gian, và nếu cứ mỗi ngày đều chạy xe đi rửa tiệm thì cũng rất bất tiện. Cho nên, cũng có khá nhiều người lựa chọn cách tự mình chăm sóc cho chú ngựa sặt, một phần đem lại sự tiện lợi, một phần an tâm hơn.

Để có thể tự mình chắm sóc tốt cho chiếc xe các bạn sẽ cần phải có một số dụng cụ làm ướt và làm sạch chiếc xe của mình. Một máy bơm áp lực cùng một súng phun, cây cọ, khăn lau và nước rửa xe chuyên dụng, với các đồ nghề này sẽ khiến cho việc rửa xe của bạn trở nên dễ dàng hơn.

Đối với các bạn không có điều kiện để có thể tự rửa xe tại nhà, khi mang xe ra tiệm nên xem xét những tiệm rửa xe uy tín, đa số các tiệm rửa xe thường sử dụng nước rửa chén bát để làm sạch, việc này sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến phần lớp sơn cũng như bề mặt của các chi tiết kim loại, cơ bản vì những loại nước rửa chén này thường có độ kiềm cao.

Tránh phun nước bằng vòi áp suất trực tiếp vào máy khi máy xe đang còn nóng

Lưu ý tiếp theo là khi xe vừa mới đi một quãng đường xa, hoặc hoạt động khá lâu, các bạn nên cho xe có thời gian để làm nguội máy, vì khi đó máy đang rất nóng, nếu dùng vòi phun nước với áp suất cao, chỗ tiếp xúc với nước bị giảm nhiệt rất nhanh so với các chỗ khác và bị co vào trong khi các chi tiết khác vẫn nóng và còn đang giãn nở. Sự co giãn không đồng đều này sẽ khiến cho phần vỏ máy của xe bị biến dạng, thậm chí có thể gây nứt vỡ các chi tiết.

Khi rửa xe các bạn nên tránh tình trạng phun nước thẳng vào lỗ thoát ống bô, khe hở ở máy xe, và bộ phân phanh, tuy việc này là rất kho tránh khỏi nhưng nếu không phòng tránh thì cũng sẽ gây ra hậu quả khó lường. Cụ thể là, khi pun nước trực tiếp vào lỗ thoát của ổng bô khiến bô bị ứ đọng nước dễ dàng bị rỉ sét sau một thơi gian, nếu để nước lọt vào phần máy, khiến máy khó hoạt động, hệ thống phanh sẽ không còn tác dụng nếu nước có quá nhiều bên trong phanh.

Ngoài ra có một vài trường hợp liên quan đến máy, cụ thể là nếu hệ thống điện trên xe bị hở, nước tràn vào dễ dàng gây chập điện, vỏ bọc bugi bị hở khiến nước tràn vào… sẽ khiến cho máy khó nổ và nguy hiểm hơn là hư hệ thống điện…

Để không phải gặp trúng các lỗi này khi rửa xe, các bạn nên rửa xe máy sau khi động cơ nguội hẳn. Nên sử dụng băng dính bịt ổ khóa điện để đảm bảo nước không vào. Không dùng vòi phun cao áp phun vào các bộ phận điện tử, bộ phận chuyển động và tránh vị trí của bugi.

Bên cạnh đó nước làm sạch cũng rất quan trọng, các bạn nên sử dụng nước rửa xe chuyên dụng để rửa xe, điều này sẽ tốt hơn rất nhiều cho màu sơn xe của bạn. Cẩn thận không để nước vào ống pô. Cần kiểm tra hệ thống phanh sau khi rửa và trong sách hướng dẫn sử dụng có đề cập đến việc phải làm thế nào khi phanh bị ướt. Lốp xe phải căng, không được quá non dẫn đến nước vào phía trong gây hoen gỉ vành và giảm tuổi thọ của săm và lốp.

Khi rửa xe sẽ không tránh khỏi việc làm trôi mất dầu bôi trơn, nên cần tra dầu vào tay phanh, chân chống và xích tải để xe hoạt động êm ái. Lưu ý không được tra dầu vào phanh.

Bơm lốp căng trước khi rửa tránh tình trạng nước vào bên trong lốp làm rỉ vành xe từ bên trong.

tra dầu tay phanh

tra dầu chân chống

tra dầu xích tải