Tư vấn chọn mua máy ảnh DSLR Nikon với mức giá 15 triệu đồng
Nikon D5200 cung cấp các phụ bản lề màn hình đa góc, cho phép ngắm chụp linh hoạt từ bất kỳ góc độ, cao hay thấp, làm cho ngay cả những chân dung tự họa có thể.
Đó là một mô hình nhập cảnh cấp đáp ứng nhu cầu của những người đam mê hình ảnh cho khả năng chụp ảnh quy mô đầy đủ với bộ cảm biến mới của Nikon CMOS định dạng DX với một số điểm ảnh hiệu quả của khoảng 24 triệu điểm ảnh cũng như tương đương với động cơ xử lý hình ảnh EXPEED 3 được xây dựng vào cao cấp Nikon D4, D800, D800E, D600 máy ảnh SLR kỹ thuật số cho độ phân giải cao và chất lượng hình ảnh với tiếng ồn rất ít ở độ nhạy sáng cao.
Nikon D5200 có chức năng D-Movie hỗ trợ quay full-HD 1920 x 1080 60i/50i phim độ nét cho phim HD trưng bày chi tiết xuất sắc, ngoài ra còn được trang bị với chế độ hiệu ứng đặc biệt cho phép các ứng dụng và điều chỉnh các hiệu ứng đặc biệt với các cảnh quay. Kết hợp nhiều hiệu ứng với một màn hình LCD đa góc cho phép ngắm chụp từ một phạm vi rộng của góc đáng kể rộng các khả năng biểu hiện hình ảnh với hình ảnh tĩnh và quay video.
Kinh nghiệm chọn mua máy ảnh DSLR cũ dưới 7 triệu đồng
1. Mua ở đâu?
Hiện nay với công nghệ internet ở bất cứ đâu, việc tìm kiếm nơi bán máy cũ khá dễ dàng. Bạn có thể thấy nhiều vô số kể các thông tin đăng bán hàng rải rác khắp các trang mạng chuyên về mua bán hoặc các diễn đàn chuyên về máy ảnh như muabannhanh.com, vnphoto, xomnhiepanh, nikonvn,… bạn có thể thấy muôn ngàn vạn trạng các hình thức, đối tượng mua bán và trao đổi máy ảnh.
Việc lựa chọn người bán thực sự không phải dễ dàng đánh giá chiếc máy ảnh của họ. Hãy sử dụng kinh nghiệm sử dụng máy trước đây hoặc nhờ những người bạn có kinh nghiệm để thẩm định giúp bạn. Tốt nhất hãy đế những nơi có uy tín và quan sát thái độ của người bán, hãy chọn những người vui vẻ ân cần và đừng quên thái độ của chính mình.
2. Những thông tin gì cần quan tâm khi chọn mua máy cũ?
Việc chọn hãng máy ảnh cũng giống như chọn hãng điện thoại, hãy mạnh dạn chọn những hãng có thị trường người dùng lớn tại Việt Nam như Canon, Nikon hay Sony Alpha …
Chọn những hãng có thị trường người dùng lớn tại Việt Nam như Canon, Nikon hay Sony Alpha …
Đối với máy ảnh DSLR, khả năng linh hoạt nhất là có thể thay thế ống kính được và thị trường các loại ống kính thích hợp có thể sử dụng được cho máy ảnh của mình. Vì vậy hãy lựa chọn những chiếc máy ảnh có khả năng tương thích với nhiều loại ống kính, điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm đồng thời sẽ có nhiều trải nghiệm khá thú vị khác trong tương lai.
Việc chọn mua những dòng máy ảnh lỗi thời (không còn được sản xuất hoặc hỗ trờ từ hãng) là một trong những ưu tiên hàng đầu của đại đa số những người có hầy bao khiêm tốn và nhiều khi là sự lựa chọn khôn ngoan của những người có kinh nghiệm. Điều đầu tiên khi xét đến khía cạnh này là ở giá cả, bạn có thể tình cờ kiếm được những chiếc máy rẻ gần như cho không. Hãy quan sát đến yếu tố này nhé.
Khi bạn đã tìm hiểu về một dòng máy nào đó, và quyết định sẽ mua thì hãy quan sát đến những yếu tố sau khi xem máy từ người mua: độ mòn của thân máy, màn hình LCD có còn sáng tốt hay không, các linh kiện đi kèm có đủ không, kiểm tra cảm biến có bị sướt không, chế độ bảo hành (nếu mua ở cửa hàng), các chức năng hoạt động có bình thường không (hãy đem theo hoặc mượn 2-3 ống kính để kiểm tra).
Việc kiểm tra số lần đóng mở cửa trập (shutter count) thông thường là yếu tố quan tâm hàng đầu của người mua máy ảnh cũ. Máy càng sử dụng nhiều và việc lạm dụng chế độ chụp liên tục sẽ làm giảm nhiều tuổi thọ của cửa trập. Hãy tham khảo thông tin công bố của hãng về shutter count của đời máy bạn sắp mua nhé.
Tuy nhiên điều này không hẳn lúc nào cũng chính xác khi bạn xét đến yếu tố này. Do thực tế đã chỉ ra rằng Shutter là thành phần dễ hao mòn nhất trên máy và việc thay shutter hiện nay ở Việt Nam cũng khá rẻ nên việc tin tưởng hoàn toàn vào chỉ số Shutter có thể làm người mua bị nhầm to. Việc lựa chọn chiếc máy có shutter count 50.000 nhưng được sử dụng cẩn thận và nâng niu vẫn tốt hơn nhiều so với chiếc máy có shutter count 5.000 nhưng đã thay shutter.
Yếu tố quan trọng nhất vẫn là người bán. Việc mua 1 chiếc máy ảnh DSLR cũ cũng phải tốn rất nhiều tiền của, cho nên bạn hãy tìm những nơi uy tín và chọn lựa những nơi an toàn để giao dịch để tránh những cạm bẫy của những kẻ bất lương. Việc mua hàng của những người có uy tín và có thông tin liên lạc minh bạch trong công đồng dân chơi máy ảnh DSLR Việt Nam là sự lựa chọn sáng suốt cho bạn.
3. Những dòng máy nào bạn có thể mua với giá khoảng dưới 7 triệu đồng ?
Một số ví dụ về các dòng máy cũ phổ biến của các hãng hiện tại với mức giá tương đương hoặc thấp hơn mức giá 7 triệu đồng. Đây là những mẫu máy đã bị ngưng sản xuất nhưng chất lượng một số dòng máy đã đi vào huyền thoại.
- Dòng cao cấp cho người dùng không chuyên(High-end): Nikon D100 (DX)
- Dòng bán chuyên (midrange): Nikon D70, Nikon D70x
- Dòng trên phổ thông (upper entry): Nikon D50
- Dòng phổ thông (entry): Nikon D40, Nikon D40x, Nikon D60
Cách bảo quản máy ảnh số
Bất kỳ là một đồ vật điện tử gì trong đó có máy ảnh người sử dụng không nên bật lên, tắt đi liên tục. Với máy ảnh số làm như vậy dễ bị hỏng bộ cảm biến hoặc cháy màn hình. Không nên bấm liên tục nhiều lần dễ gây hại cho máy, màn hình cũng bị ảnh hưởng và có thể “xịt” bất cứ lúc nào.
Trong máy có nhiều thiết bị điện tử cho nên phải có chế độ bảo trì, bảo quản chu đáo. Những nơi có độ ẩm cao không nên dùng máy ảnh kỹ thuật số, hoặc dùng xong thì phải đem sấy ngay và cho vào hộp chống ẩm.
Khi đi đâu về bạn không nên cất máy ở những nơi có độ ẩm cao, hoặc không có ánh sáng mặt trời. Trường hợp khi máy ảnh của bạn vừa dính nước mưa, bạn có thể sấy chiếc camera yêu quý của mình bằng cách đặt lên nóc màn hình máy vi tính đang dùng, hoặc dùng máy sấy tóc với khoảng cách xa trên 40 cm vì để gần sẽ quá nóng không tốt cho ống kính.
Bạn cũng có thể dễ dàng mua hộp đựng máy ở các hiệu bán máy ảnh. Các hộp này thường làm bằng nhựa trong và kín, bên trong có sẵn các gói thuốc chống ẩm. Xịn hơn bạn có thể mua tủ chứa máy ảnh có cắm điện sấy.
Giá cho loại nhỏ nhất 1,2 lít vào khoảng 1,1 triệu đồng một chiếc. Các tủ này do Trung Quốc sản xuất, có hiển thị độ ẩm nhiệt độ phòng và có nút chỉnh các chức năng. Theo kinh nghiệm của một số nhiếp ảnh gia thì tủ để máy bằng gang này có thể chỉnh độ ẩm bên trong, nơi cất giữ máy cho phù hợp. Họ thường để chừng 50 đến 55% cho mùa hè, 40 đến 45% với mùa đông.
Nếu không có điều kiện mua tủ hoặc hộp trên, bạn có thể tự làm lấy bằng cách rang gạo cho vào hộp sắt hoặc thùng xốp. Gạo rang có tác dụng hút ẩm rất tốt. Đây là cách mà nghệ sĩ nhiếp ảnh nổi tiếng Đinh Đăng Định thường làm từ xa xưa.
Dù có chủ quan đến mấy bạn cũng không nên cho camera vào tủ quần áo vì đây là nơi nhả hơi nước sẽ làm ẩm máy ảnh.
Để đọc ảnh số trên máy tính thường có hai cách :
Cách 1: Truyền qua dây dẫn từ máy ảnh đến máy tính.
Cách 2: Rút thẻ nhớ ra cắm vào ổ đọc đã kết nối với máy tính.
Với thẻ nhớ Compact Flash ( CF) phổ biến, khi load ảnh ra máy tính bạn nên dùng dây cáp, hạn chế dùng ổ đọc card đối với loại này. Card CF có các lỗ cắm tiếp xúc các chân đồng cực nhỏ trong máy, rút ra cắm vào nhiều lần dẫn đến các “que” này nhanh cong vênh và có thể gẫy. Hoặc lắp không đúng dễ làm cho nó bị xước dẫn đến giảm độ bền.
Các loại thẻ khác như MS, SD, xD, MMC… load ra máy tính bằng cả hai cách trên đều tốt. Tuy nhiên, các thẻ này mỏng, dễ gãy bạn nên nhẹ tay khi sử dụng. Lưu ý đàn ông không nên để trong ví giắt túi quần sau vì nó rất dễ gãy trong khi bạn đứng lên, ngồi xuống.
Ống kính của bạn hay bị mờ, có vết vân tay hoặc bụi. Đừng lo lắng, bạn cứ chụp bình thường, bởi không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng hình ảnh. Khi rảnh tay bạn hãy lau. Cách tốt nhất bạn nên mua bộ giấy lau ống kính chuyên dụng tại các cửa hàng ảnh, gồm nước rửa, giấy lau, bình xịt bụi.
> Máy ảnh Nikon
Để quá trình lau ống kính không bị xước, trước hết bạn hãy bơm bụi thật mạnh bằng quả xịt. Sau đó nhỏ dầu lau, thoa đều trên mặt ống kính rồi từ từ xe vài tờ giấy lau di theo đường tròn từ trong ra ngoài nhiều lần cho đến khi khô. Thao tác cuối cùng là xịt bụi lần nữa để các mẩu vụn của giấy bay đi khỏi máy ảnh Nikon. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng việc lau rửa ống kính này vì làm nhiều lần sẽ không tốt cho chất lượng ảnh.
Tham khảo giá máy ảnh Nikon ở đâu?
Tham khảo giá mới nhất của máy ảnh Nikon tại MuaBanNhanh.com. Để được cập nhật những thông tin về máy ảnh kỹ thuật số mới nhất hãy xem ngay: Máy ảnh Nikon cũ